Nếu những ngôi làng khác ở Hưng Yên nổi tiếng với cảnh quan đẹp đẽ, con người mộc mạc dân dã và những món đặc sản nức tiếng thì làng Khoai lại khác, ngôi làng nổi tiếng nhờ những “sự thật” lạ lùng được đưa lên các trang báo chí truyền thông. Tại sao lại nói như vậy ? Ta hãy cùng tìm hiểu về những sự thật về Làng Khoai Hưng Yên.
Những Sự Thật Về làng Khoai Hưng Yên:
- ” Bãi rác quốc tế” ở làng Khoai: làng Khoai ( làng Minh Khai) được nhiều người biết đến về kỷ lục ô nhiễm và mất an toàn vệ sinh cấp quốc gia, thậm chí còn bị gọi là ” rốn rác” của Việt Nam. Chưa tính đến trong làng, chỉ đi dọc đường quốc lộ dẫn vào làng đã dễ dàng thấy các bao nilon loại lớn chứa rác chất đầy ngoài đường. Hàng ngày có hàng trăm chiếc xe tải chở bao tải lớn nhỏ chứa nilon, rác, chai nhựa bẩn… và đi vào làng sau khi thông qua chốt thu phí của làng. Bước vào trong làng, ta thật sự phải nể phục ngôi làng này và đặt ra câu hỏi: ” Suốt bao nhiêu năm qua người dân nơi đây đã sống như thế nào ?” khi mà mọi ngóc ngách từ nhỏ đến lớn của làng đều chất đầy rác? Rác chất nhiều đến nỗi mà bạn tìm một chỗ đất trống cũng không có, thậm chí trẻ em trong làng còn phải chen chúc nhau để có một chỗ vui chơi. Không khí trong làng thì ngập tràn khói bụi từ các xưởng tái chế, mùi khét lẹt xuất hiện thường xuyên trong ngày khiến nhiều người dân ho khù khụ hoặc bám vào quần áo đã được giặt sạch sẽ còn rác thì được xay nhuyễn ra nát bét vừa buồn nôn vừa kinh khủng rồi lại thải ra sông, mương đục ngầu cả dòng nước. Ngay cả đình làng là nơi trang nghiêm nhất cũng ô uế toàn là rác, vậy mà vẫn có một số cụ già thản nhiên ngồi gần đó nhai trầu, dường như đã tạo thành thói quen trong cuộc sống. Còn về chất lượng sản phẩm sau khi tái chế của làng Khoai càng đáng kinh ngạc hơn, người làng Khoai đã thú nhận rằng họ không bao giờ sử dụng sản phẩm do chính họ làm ra vì không tin tưởng vào chất lượng. Vậy mà họ lại vì quyền lợi và chút của cải, sẵn sàng đem đống nhựa tái chế độc hại đến cho ta sử dụng. Thử hỏi xem lương tâm con người từ bao giờ lại tha hóa như vậy ?
- ” Những tỷ phú làng tái chế”: người ta có một câu châm biếm về làng khoai thế này ” Rác cao bao nhiêu nhà cũng cao lên từng đấy và cái giá phải trả cũng đắt lên theo đó” để nói những “tỉ phú” làm giàu bất chấp lợi hại. Đầu tiên, phải kể đến chốt thu phí nằm ngay trên con cầu bắc qua kênh chạy xung quanh làng Khoai nhằm thu phí kiểm dịch của các ô tô tải chở phế liệu đi vào làng. Thậm chí nhiều người nói họ có thể làm giàu chỉ dựa vào việc thu phí ở chốt này. Rác len khắp đường cùng ngõ hẻm, chiếm hết mọi không gian lớn nhỏ với đủ thể loại từ túi nilon, ống nhựa, đồng nát, sắt thép phế liệu, cao su thải loại, chai lọ thủy tinh và được nhập về làng Khoai với giá 2.000đ/ kg rác và hàng ngày có đến hàng trăm, hàng nghìn và cả hàng tấn rác được nhập về đây. Không rõ vì mưu sinh hay là vì lý do nào nhưng những người dân làng Khoai dường như không để tâm với việc mỗi ngày mình đều phải nhìn, phải ngửi, phải chạm vào bao nhiêu rác thải mà rất tự nhiên mặc quần áo cộc, thậm chí là tay trần đưa rác vào xử lý. Và chắc hẳn rằng bạn không hề biết, người dân ở làng Khoai có khả năng xây nhà cao nhiều tầng và tậu ô tô xịn chỉ nhờ vào công việc thu gom và xử lý rác mỗi ngày như này. Nhưng tất nhiên, cái giá mà họ phải trả, chính là đánh đổi sức khỏe của họ. Nguồn nước, đất, không khí đều ô nhiễm, xung quanh lại toàn là rác, cuộc sống của làng Khoai tóm gọn trong 4 chữ ” thủ phủ chứa rác”. Thử tưởng tượng, xung quanh bạn không khí thì xám xịt và đen đặc, nguồn nước thì chứa toàn bùn đất, chất thải còn đất vương vãi toàn bịch nilon rác thì cuộc sống của bạn sẽ như thế nào đây ?
- Một đại công trường tái chế và những hiểm họa: làng Khoai có 1000 hộ thì 80% đã làm nghề tái chế, một con số đáng kinh ngạc và vẫn tiếp tục tăng khi mà rất nhiều người từ mọi nơi đổ xô về đây để làm công việc này. Câu hỏi đặt ra là, cuộc sống của làng Khoai sẽ như thế nào nếu mỗi ngày đều sống trên hàng đống rác thải như vậy ?Theo những phóng viên trải nghiệm, làng Khoai có bầu không khí luôn duy trì ở trạng thái xám xịt bởi lượng khói từ xưởng tái chế, khi ra đường thì sẽ không thể thở nổi nếu không đeo khẩu trang bởi sự chất đống của rác thải hôi thối, máy móc chạy ầm ào khiến đầu óc người dân xung quanh lúc nào cũng khó chịu.
- “ Người khát cây khát” vì ô nhiễm nguồn nước nặng nề: số lượng rác thải chở đến làng Khoai hàng ngày không thể chỉ đếm bằng con số nữa, điều này khiến cho lượng rác thải đổ ra nguồn nước ngày càng nhiều, khiến cho màu nước chuyển dần sang màu xanh đỏ, tím vàng, đen trắng,… cộng thêm sự bừa bãi, thường vứt rác xuống sông hồ của người dân ở làng khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng và cả làng rơi vào hiện tượng thiếu nước trầm trọng
Biện Pháp Cải Thiện Vấn Đề
- Về nhà nước và xã hội: hỗ trợ làng nghề và xây dựng nông thôn mới, chú trọng trong khuyến khích người dân áp dụng công nghệ mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làng nghề; liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học để đặt hàng nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các công nghệ mới cho làng nghề nhằm giảm thiểu ô nhiễm,hỗ trợ vốn đầu tư, đào tạo lao động, mở rộng mặt bằng.
- Về mỗi cá nhân: tuyên truyền nâng cao nhận thức của mỗi người dân bởi chỉ có người dân làng Khoai mới có thể tự cứu chính mình chứ không phải ai khác; không đùn đẩy trách nhiệm cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào về vấn đề này mà tự nhận thức và đưa ra các biện pháp thay đổi.
Trên đây là những sự thật về Làng Khoai Hưng Yên. Mong rằng sau khi đọc bạn sẽ nhận biết được tầm quan trọng của một vấn đề đang được cảnh báo trên toàn đất nước.