Từ xa xưa, các câu chuyện về các sự việc huyền bí đã luôn tồn tại trong nhân dân. Khi mà khoa học chưa phát triển, mức độ tin cậy của các câu chuyện càng trở nên chắc nịch hơn. Nhắc đến chuyện huyền bí có thể kể đến những câu chuyện về rắn thần, rắn quay về trả thù. Bài viết sau đây sẽ cùng nhau bàn luận về câu chuyện rắn trả thù ở Hưng Yên.
Những sự thật về câu chuyện rắn trả thù ở Hưng Yên
Câu chuyện rắn trả thù ở Hưng Yên
Theo các bậc tiền bối trong làng kể lại, chùa Kim Liên là nơi thờ tự chung của ba thôn: Kim Ngưu, Phượng Trì và ấp Kim Ngưu thuộc tỉnh Hưng Yên. Ngôi chùa đã được xây dựng từ khi khai hoang làng, ấp và có niên đại cách đây khoảng 160 năm. Nét rêu phong cổ kính cùng những câu chuyện huyền bí vẫn còn nguyên vẹn trong tâm thức của người dân nơi đây.
Cụ Khuê, 84 tuổi, là người thôn Kim Ngưu. Chuyện gặp ông “mãng xà”, có lẽ chúng tôi cũng đã cảm thấy rợn gáy khi nghe tên câu chuyện mà cụ Khuê chuẩn bị kể. Cụ Khuê vốn là người đèn nhang, ngày đêm canh giữ chùa Kim Liên trong hàng chục năm qua. Trong thời gian ở đây, cụ Khuê rùng mình khi bắt gặp ông mãng xà. Theo quan điểm của cụ, phải là người có “duyên” mới có thể được nhìn thấy ông “Mãng xà”. Bởi ngoài cụ Khuê ra, mới chỉ có một người nữa được nhìn thấy ông đang ngự trong chùa, đó là bà Khánh.
Bà Khuê nhớ lại: Ban ngày việc quét dọn, lau chùi nhà chùa do các sư đảm nhiệm. Còn ban đêm mới là lúc canh của cụ Khuê. Vốn là một người đàn bà mạnh mẽ, không sợ bóng tối, ma quỷ, vì thế bà Khuê đã xin nhà chùa được canh giữ chùa về đêm.
Vào một buổi tối mùa hè nọ, cụ Khuê ra ngồi hóng mát ở ngoài hiên. Cho tới khi buồn ngủ, cụ Khuê mới cầm theo cây đèn dầu tiến về phía giường ngủ. Khi mở cửa nhà Tổ ra cụ bỗng bàng hoàng khi gặp một ông cạp nong dài khoảng mét rưỡi đang cuộn tròn người ở đầu giường của cụ nằm.
Trước đó, cụ cũng từng bắt gặp một ông “mãng xà” nằm cuộn tròn ở trước điện thờ, sát gian phòng cụ nằm nghỉ. Ông “mãng xà” còn dẫn theo một đàn con về trong nhà Tổ. Sau một hồi lâu cụ điềm tĩnh, cụ khấn vái lia lịa: ““A di đà phật! Xin ông ra ngoài, ông làm con sợ lắm”. Khi vái xong, cụ không còn nhìn thấy Ông “mãng xà” này nữa. Cũng một lần khác cụ còn nhìn thấy Ông “mãng xà” cuộn trên bệ ở bàn thờ Tam Bảo. Đó cũng là một con rắn hổ mang lớn.
Nghe tin “mãng xà” xuất hiện ở trong chùa, gây hoang mang cho các sư, Sư trụ trì đã tìm người tới bắt con rắn đó mang đi. Một thời gian sau, chính gã thanh niên đã bắt con rắn đó đã gặp tai nạn xe cộ, còn Sư trụ trì thì bệnh tật triền miên, có lần tưởng không qua khỏi.
Câu chuyện “kỳ quái” ấy đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Và cho đến nay, khi nhắc về những câu chuyện “liêu trai” ấy, không một ai có lời lý giải chính xác. Chỉ biết rằng, từ sau sự việc hãi hùng ấy người dân làng Kim Ngưu càng trở nên tôn thờ, bảo vệ và tỏ lòng thành kính với ngôi chùa Kim Liên hơn.
Truyền thuyết rắn báo oán trong vụ án Lệ Chi Viên
Trong lịch sử cũng tồn tại một câu chuyện rắn báo oán khác có liên quan đến vụ án Lệ Chi Viên chấn động một thời, chuyện kể rằng:
Một hôm nọ, cha của Nguyễn Trãi là ông Nguyễn Phi Khanh đã cho học trò của mình phát cỏ trong vườn để chuẩn bị dựng lớp học. Đến đêm, ông bất ngờ nằm mơ thấy 1 người đàn bà dẫn bầy con nhỏ đến nhà xin ông thư hoãn lại ít hôm, vì bận con nhỏ nên chưa kịp dời nhà đi, ông nghe vậy đã nhận lời. Cho đến khi học trò của ông phát cỏ ngoài vườn và đập chết 1 bầy rắn con, lúc ấy ông mới chợt nhận ra ý nghĩa của giấc mộng, nhưng cũng đã quá muộn rồi. Đêm đó khi ông ngồi đọc sách trong nhà thì bỗng có con rắn bò trên xà nhà, nhỏ xuống 1 giọt máu và thấm ngay chữ “tộc” qua 3 lớp giấy, điều đó có nghĩa là gia tộc của ông sẽ bị hại đến 3 họ. Về sau con rắn mẹ đã hóa kiếp là nàng Thị Lộ để làm hại 3 họ nhà ông.
Cho đến đời Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại xuất hiện thêm chi tiết: Con rắn thành tinh đã ngầm mang oán hận mới đầu thai thành Thị Lộ, khi sinh ra dưới sườn nàng có vảy. Mặc dù câu chuyện được truyền tụng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng nó chỉ nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, là nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Thái Tông và Nguyễn Trãi (theo Bùi Thụy Đào Nguyên).
Mãi đến năm 1464, đời của vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), sự thật của vụ án Lệ Chi viên mới được sáng tỏ, vua xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, truy phong cho ông chức Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu, tước Tán Trù bá và trao cho người con duy nhất trốn thoát được là Nguyễn Anh Vũ làm Tri Huyện và cấp cho nhà họ Nguyễn 100 mẫu ruộng để chu toan việc thờ cúng.
Có nên tin chuyện rắn trả thù không?
Không có rắn thần, không nên tin vào chuyện rắn trả thù. Đó là những quan điểm của PGS.TS. Lê Nguyên Ngật (Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) bày tỏ với các bạn đọc nhân dịp đón năm mới Quý Tỵ 2013.
Rắn vào nhà trả thù: Rắn có hệ thần kinh giác quan còn chưa phát triển, không thể có khả năng nhận biết hoặc phân biệt được người để mà tìm vào nhà trả thù. Tuy vậy nhiều loài rắn có tuyến tiết ở lưng hoặc huyệt, những chất này nếu được tiết ra từ rắn cái trong mùa sinh sản thì nó có thể là nguyên nhân dẫn lối cho rắn đực cùng loài tìm đến để kết đôi giao phối mà ngẫu nhiên vào nhà dân. Về mặt khoa học mà nói, thông tin về những câu chuyện rắn trả thù ở Hưng Yên hay bất kì nơi nào khác là không xác thực.
Như các bạn đã đọc ở trên, điều đó cũng đã được làm sáng tỏ cách đây hơn 500 năm ngay chính trên mảnh đất Việt Nam ta, bởi chính con người đất Việt ta.
Việc con người quá cuồng tín dẫn đến ngu muội mà truyền tai nhau những câu chuyện hãi hùng như trên là không hề đúng. Những câu chuyện như vậy sẽ gieo rắc trong tâm trí con người những ảo tưởng hãi hùng dẫn đến tâm lí luôn lo sợ, hoảng loạn mỗi khi có một hiện tượng nào đó lạ lẫm.
Việc tôn thờ linh vật không hẳn là xấu. Nó được coi là phổ biến ở Ấn Độ khi mà họ tôn thờ con bò như thần linh của mình. Tuy nhiên việc gì cũng có giới hạn cả. Vì vậy các bạn cũng nên cân nhắc về tính xác thực của những cậu chuyện tương tự như trên.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những câu chuyện rắn trả thù ở Hưng Yên. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn và giúp các bạn có một cái nhìn đúng đắn, toàn diện nhất.